Việt Nam Công_chức

Bài chi tiết: Công chức Việt Nam

Luật Cán bộ, công chức Việt Nam năm 2008 có quy định rằng: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan gồm:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Cơ quan Nhà nước
  • Tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
  • Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước
  • Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước tổ chức chính trị – xã hội được hưởng lương từ ngân sách.[11]

Phân biệt với viên chức, ở Việt Nam do quy định pháp luật có khái niệm công chức và viên chức nên việc phân biệt chúng được thực hiện theo một số đặc điểm như sau:[12]

  • Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm trong khi đó Viên chức thường được tuyển dụng.
  • Công chức phân thành các ngạch. Viên chức: không phân thành ngạch.
  • Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị sự nghiệp có thu) còn công chức làm việc trong các cơ quan không chỉ là công lập.
  • Công chức làm việc theo biên chế trong khi viên chức theo hợp đồng làm việc.
  • Công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập trong khi viên chức thì hưởng lương chủ yếu từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại Việt Nam, thực trạng đội ngũ công chức nước này là một vấn nạn của xã hội, tạo nên những hành ảnh tiêu cực và khả ố đối với nhân dân bản xứ. Ở Việt Nanm, sau khi giành được chính quyền năm 1945, Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm công chức là công bộc của dân, ông phê phán thói ngông nghênh cậy thế cậy quyền của công chức và cho rằng "Dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái tật ngông nghênh cậy thế cậy quyền… Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý…".[13]

Để có một suất công chức, phải bỏ rất nhiều tiền để "chạy". Chính vì lương thấp dẫn đến vấn nạn tham nhũng ở cấp lãnh đạo, sách nhiễu người dân ở cán bộ hành chính sự nghiệp.[14] Ngoài ra tình trạng công chức xuất thân là con ông, cháu cha (5C) do đặc thù tồn tại lịch sử của chế độ cộng sản Việt Nam khiến hiện nay, nhà nước rất khó khăn trong chính sách xử lý đối với những đối tượng này.[15][16]

Ngày nay, những thực trạng của đội ngũ công chức phổ biến hiện nay là hiện tượng công chức lấy cắp giờ công,[17] thờ ơ và vô cảm với yêu cầu và hoàn cảnh của người dân [18] bằng những hình thức thường xuyên xảy ra là đi trễ, về sớm, ăn sáng trong giờ làm việc, ngủ nướng trong phòng làm việc.... mặc cho người dân chờ đợi giải quyết công chuyện.[18] Chỉ riêng một cuộc kiểm tra tại tỉnh Bình Thuận cho thấy có ít nhất 224 công chức ăn cắp giờ làm việc (từ 30 đến 105 phút) và nơi nào cũng có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm giờ giấc hành chính.[19]

Công chức ăn cắp giờ nhà nước thường rơi vào các trường hợp ăn cắp giờ nhà nước để giải quyết việc nhà, chuyện riêng, uống cà phê, ăn sáng trong giờ làm việc và dành nhiều thời gian trò chuyện làm việc riêng, điện thoại, chát.... trong giờ làm việc[20] vào buổi trưa thì có hiện tượng công chức say sưa trong buổi trưa giải lao góp phần gia tăng các vụ tai nạn giao thông[21][22] đồng thời trong công tác, nhiều công chức không hoàn thành nhiệm vụ mà không bị xử lý, chưa kể còn tình trạng đút lót, hối lộ, chuồi tiền, tham nhũng, tiêu cực cho cán bộ để được tuyển dụng làm công chức một cách tràn lan.[23]

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam có năng suất lao động thấp, Nhà nước hoàn toàn có thể sa thải khoảng 30% số công chức mà không ảnh hưởng gì tới công việc[24] một điều tra khác cho biết ở Việt Nam hiện cho biết, có khoảng 30% số công chức làm việc tốt, 35% số công chức viên chức khá và trung bình, số còn lại chưa yên tâm khi giao công việc.[16] Điều đáng lưu ý là ở chế độ hiện nay tại Việt Nam, người dân hàng ngày phải đóng tiền thuế để nuôi sống một bộ máy thừa thãi với cả triệu công chức ăn không ngồi rồi một cách vô lý, tình trạng này đã được nêu ra từ trước đó hơn 30 năm.[25]

Trong một đợt đánh giá, tổng kết, Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thẳng thừng rằng:

Trong bộ máy của chúng ta có 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về không mang lại bất cứ một thứ hiệu quả công việc nào.
— Nguyễn Xuân Phúc[26]

Ở xã hội Việt Nam, 98% công chức không thể trang trải đủ các chi tiêu trong cuộc sống bằng lương.[27] Số cán bộ công chức ít ỏi còn lại làm được việc nhưng không phải là con ông cháu cha thì bị người lãnh đạo hành xử không công bằng giữa các nhân viên, không ưu tiên sử dụng những người thực sự có tài năng, điều này làm họ ngao ngán và hệ quả là hiện tượng chảy máu chất xám, đánh mất người tài. Nhiều người rời bỏ cơ quan nhà nước bên cạnh lý do về việc đồng lương hoặc miếng cơm manh áo mà còn là vì lòng tự trọng bị tổn thương, vì bị đối xử không công bằng.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_chức http://www.historytoday.com/jonathan-mirsky/chinas... http://www.csupomona.edu/~plin/ls201/confucian3.ht... http://www.princeton.edu/~elman/documents/Civil%20... http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/06/luong... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/01/cong-chuc-s... http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/tang-luong... http://dantri.com.vn/dien-dan/dan-cung-giat-minh-d... http://dantri.com.vn/xa-hoi/cong-chuc-cap-o-kho-xu... http://dantri.com.vn/xa-hoi/khong-the-quan-ly-can-... http://dantri.com.vn/xa-hoi/vi-sao-co-30-cong-chuc...